Ngành công tác xã hội

1. Công tác xã hội là gì ?

Chúng ta từng nghe nhiều về khái niệm “Công tác xã hội”, nhất là những năm gần đây khi ngành Công tác xã hội trở thành 1 ngành nghề có vị trí quan trọng và được chú ý nhiều trong xã hội cũng như nền kinh tế. Nhưng thực chất, Công tác xã hội là gì ?

Công tác xã hội là 1 ngành nghề với sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai … Hoạt động công tác xã hội vì vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu có những người cần được giúp đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội. Chúng ta rất dễ bắt gặp các nhân viên CTXH tại các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật, các vùng dân cư hẻo lánh, tại những đất nước nghèo như châu Phi, tại những nơi xảy ra chiến tranh, hay tại những vùng xảy ra động đất, sóng thần như Nhật Bản, Phillipin …

2. Mục Tiêu Đào Tạo

Mục tiêu của ngành học Công tác xã hội đó là đào tạo sinh viên có đạo đức và tài năng làm việc được trong những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người, thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người; giải quyết được các vấn đề mới xuất hiện và nảy sinh trong đời sống xã hội thường ngày. Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

3. Kiến Thức và Kỹ Năng

Sinh viên khi theo học ngành Công tác xã hội sẽ được cung cấp mọi kiến thức liên quan tới ngành nghề học tập, những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này. Những môn học như Xã hội học đại cương, tâm lý học phát triển, Pháp luật về các vấn đề xã hội… Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của một sinh viên Công tác xã hội đó là làm việc tại các trường đại học, cao đẳng có giảng dạy và đào tạo ngành Công tác xã hội, làm tại các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, cán bộ hỗ trợ như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong bệnh viện…

4. Cơ Hội Việc Làm

Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành Công tác xã hội có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau:

 Làm việc ở những doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài

Bạn sẽ đóng vai trò là người tham mưu, hỗ trợ cho các tổ chức, chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho những cán bộ công nhân viên của họ. Nhân viên Công tác xã hội sẽ gắn kết giữa doanh nghiệp với công nhân, giữa doanh nghiệp với xã hội, từ đó cải thiện các mối quan hệ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

 Công tác tại các trường học

Tại đây bạn sẽ là người giúp đỡ nhà trường trong việc xây dựng, quản lý các chính sách, hạn chế các thói quen xấu và phát huy các thế mạnh của nhà trường. Kết nối giữa các tổ chức xã hội khác và nhà trường, giúp đỡ học sinh và giáo viên vượt qua khó khăn đang gặp trong quá trình học và dạy, chăm sóc đời sống tinh thần cho những học sinh và cán bộ công nhân viên của nhà trường.

 Làm việc tại các sở ban ngành ở thành thị và nông thôn

Bạn cũng có thể đảm nhận công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế với cộng đồng để giải quyết những vấn đề liên quan đến Kinh tế – Xã hội như: đẩy lùi tệ nạn; xóa đói giảm nghèo; trẻ mồ côi, người sống neo đơn; ô nhiễm môi trường; vệ sinh môi trường; sức khỏe sinh sản,…nhằm hướng đến một cộng đồng phát triển bền vững.

  Tham gia công tác xã hội ở các bệnh viện

Nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện là người hỗ trợ các y bác sĩ trong việc tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, phân loại bệnh nhân, hỗ trợ chăm sóc người bệnh,…để giảm bớt khó khăn trong quá trình sử dụng và tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh.

  Công tác trong các tổ chức phi chính phủ

Một hướng đi khác được rất nhiều cử nhân ngành Công tác xã hội lựa chọn đó là làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, các dự án, trung tâm phát triển xã hội.

 Tham gia nghiên cứu tại các viện và giảng dạy ở các cơ sở giáo dục

Bạn cũng có thể giam gia vào việc giảng dạy các môn chuyên ngành liên quan đến công tác xã hội. Hoặc tham gia nghiên cứu chuyên sâu tại những viện nghiên cứu về công tác xã hội.

FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN